Cuộc sống cá nhân Nguyễn_Tài_Tuyển

Gia phả họ Nguyễn Tài ở làng Thượng Thọ xã Thanh Văn huyện Thanh Chương chép:

Khi được hỏi về thời sự - Nam Kỳ lục tỉnh[4] đang bị thất thủ, nên đánh hay nên hòa, lúc bấy giờ triều đình đang có ý chủ hòa cho nên có người dựa theo vậy chủ hòa có người lại nửa hòa nửa đánh, cụ Tuyển khẳng khái tâu: “nhất thiết phải đánh”, “ Thà đắc tội với triều đình chứ không chịu mang tội với thiên hạ, hậu thế”, vua Tự Đức khen “Văn hữu khí” [gia phả cụ Đức năm Bảo Đại thứ 19]. Cụ Nguyễn Tài Tuyển là nhà sư phạm “Đức hinh viễn bá” tiếng tốt đức độ lan truyền, danh tiếng được các bậc văn tài vị nể. Sau khi Cụ mất, môn đệ xuất sắc của Cụ là tiến sĩ khoa Giáp Thân, lãnh chức Đốc học Nghệ An là Song Quỳnh Dương cùng các môn sinh làm bia đá lớn[5] ca ngợi công đức và tài năng của Cụ để ở từ đường, nay vẫn còn lưu. Nhà yêu nước Phan Bội Châu, "bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng"[6], từng tặng cụ Tuyển câu đối: “Đế quảng khoa đồ cầu tấn nghĩa – Nhân ư đình đối địch văn chương” và chín chữ ca ngợi tài năng trác việt, thích thảng, quân tử, hùng văn của Cụ: “Tiên công vĩ đại bút hùng văn minh thế”, dịch nghĩa là: Tiên công xưa đã lấy đại bút, lấy hùng văn mà nổi tiếng ở đời[7]. Bốn bộ sách thuộc Quốc sử quán triều Nguyễn là cơ quan chuyên trách việc nghiên cứu. Lưu trữ nhiều thư tịch tài liệu của tiền triều và những bộ thư tịch đồ sộ của hoàng triều viết về cụ Tuyển hiện đang còn lưu giữ tại Viện Hán Nôm. Sách Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, do nhà sử học người Mỹ, Tiến sỹ sử học Jason Picard (huyền tôn tế của cụ Nguyễn Tài Tuyển) cung cấp.